Chi tiết bài viết
Sự phát triển mạnh của các thành phố gia tăng áp lực đối với môi trường xây dựng
Theo nghiên cứu của PwC và Oxford Economics, khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ nhận được 60% khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu vào năm 2025. Trung Quốc sẽ là động lực chính cho sự phát triển này, được thúc đẩy bởi sáng kiến đầy tham vọng “One Belt, One Road”.
Tác động của đô thị hóa cùng với biến đổi khí hậu và sự khan hiếm nguồn tài nguyên về BĐS, xây dựng và cơ sở hạ tầng sẽ là cơ sở thảo luận tại Diễn đàn Môi trường Xây dựng Thế giới vào ngày 27-28/3.
Thượng Hải là nơi tổ chức Diễn đàn về giải pháp sáng tạo liên quan đến những vấn đề kinh tế và xã hội cấp thiết nhất mà môi trường xây dựng đang phải đối mặt.
Theo ông Will Myles, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của RICS tại Singapore: “Trung Quốc và khu vực châu Á Thái Bình Dương đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn cầu cho các thế hệ tương lai. Là thành phố đông dân nhất thế giới và là trung tâm tài chính toàn cầu, diễn đàn Thượng Hải mô tả những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong việc tạo ra không gian sống bền vững cho người dân. Đây là vị trí hoàn hảo để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 2 của Diễn đàn Môi trường Xây dựng Thế giới”.
Ngoài sự tham dự của Chính phủ, các nhà lãnh đạo tư tưởng, các bên liên quan đến vấn đề xã hội, các tổ chức dịch vụ tài chính quốc tế, diễn đàn còn có sự tham gia của các chuyên gia BĐS trên thế giới.